cụ Đáo làng Tri Lễ

 "loại trắng là lá non, loại đỏ là đã già, bây giờ mua dùng ngay thì nhìn nó bóng đẹp, dùng một thời gian nó cải màu đi thì đẹp theo kiểu khác"

Cụ Đáo 87 tuổi ngồi tựa lưng vào cửa, bóng tối trong căn nhà ba gian vắt qua một nửa người, cứ vừa đưa tay ra phía ánh sáng ngoài sân để soi màu của từng chiếc lá sẽ dùng cho chiếc nón sắp đan vừa giảng giải cho tôi về công đoạn phân loại lá. Những sợi lá được phơi, rồi là, rồi cắt đều tăm tắp, cùng màu, lần lượt được xếp dưới bàn chân. Cụ nhẩn nha như chơi đồ hàng. Mới ba mươi phút trước, tôi gặp một chị phụ nữ trong làng, vừa đan quạt vừa nghe nhạc bolera phát ra từ chiếc điện thoại di động bên cạnh. Dưới chân chị, lá trắng lá đỏ trải bừa lên nhau.

Nhìn cụ nheo nheo mắt so từng sợi lá tôi không khỏi liên tưởng đến hình ảnh người phụ nữ làm bàn chải được nhắc đến trong cuốn sách Ikigai

"ngồi xếp bằng ở giữa phòng là một người phụ nữ trung niên đang chăm chú vào cây cọ trang điểm trên tay. Mắt cô dính chặt vào chiếc bàn chải đến nỗi hầu như không nhận ra sự hiện diện của chúng tôi. Với những sợi lông trải ra trước mặt, các ngón tay của cô ấy liên tục khớp từng sợi lông riêng biệt với những sợi lông khác có cùng kích thước và cẩn thận xếp chúng vào đầu của mỗi chiếc bàn chải. Người dẫn đường cho chúng tôi biết cô ấy chính là cả bộ phận sản xuất đầu bàn chải. Không một chiếc cọ trang điểm nào công ty bán ra mà lại không qua tay người phụ nữ này"

Cả ngôi làng Tri Lễ chỉ còn một nhà là còn giữ kỹ thuật làm nón theo lối cổ, trong đó có những chiếc nón chỉ có một mình cụ Đáo là đan được. Nhờ chỉ dẫn của một người bạn, tôi tìm được

Tôi ngồi vắt vẻo ở bậc cửa ngắm cụ xếp lá một lúc lâu, lòng thầm nghĩ Không biết cái sự làm nón ấy có phải là ikigai của cụ? Nhưng cụ đâu biết ikigai là gì để trả lời, cụ cứ làm thôi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến