Một số ghi chú nhỏ cho năm 2016.

Mình tổng hợp tại đây những ghi chú ngắn sau mỗi đám cưới mình làm, cho mình và cho những ai quan tâm đến chủ đề này. 

1, Cách cắm hoa trong sảnh cưới rất quan trọng với bố cục toàn cảnh, nếu hoa quá thấp, không gian sẽ trông giống như một nhà hàng ăn thông thường, nếu cắm quá cao thì sẽ hạn chế tầm nhìn của quan khách. Cách giải quyết đương nhiên là sẽ cần tới sự tham vấn của florist hoặc những nhân viên decor sảnh, tuy nhiên kết hợp có cả cao cả thấp, sử dụng bình cắm thủy tinh trong suốt hoặc kích thước nhỏ để không ảnh hưởng tầm nhìn là một vài yếu tố để không gian sảnh bắt mắt hơn. Với những tòa nhà có sảnh cao rộng hoặc các đám cưới có không gian mở thì centerpiece - một trang trí mang tính điểm nhấn sẽ gây ấn tượng với khách mời.

Clip chia sẻ của wedding planner Sarah Haywood về hoa cưới

2, Nếu không có budget cho bánh cưới lộng lẫy, các bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng cách mua bánh ở tiệm bakery yêu thích. Đây là tips mình luôn khuyên cô dâu để tiết kiệm xíu tiền nếu lúc đó không còn budget nhiều cho bánh cưới nhiều tầng.

3. Đa số cô dâu Việt Nam không có kế hoạch chi tiêu trước đám cưới nên dễ bị rơi vào trường hợp bội chi một khoản nào đó và phải cắt giảm ở các khoản khác để đắp vào. Đương nhiên khoản dễ bị cắt gọt nhất là chính là trang trí. Các bạn nên hình dung khoản tiền cưới của mình như một chiếc bánh được cắt nhiều phần, trong đó mỗi miếng nhất định dành cho một khoản nhất định. Khi nhìn trên tổng thể chiếc bánh các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự bất hợp lý trong phân bổ chi phí hơn là cầm từng miếng bánh để đánh giá. Để phân bổ sao cho hợp lý và có kế hoạch giữ cho budget không bị trội thì các bạn có thể liên hệ mình tư vấn ngay từ những bước đầu của quá trình planning, tuy nhiên nếu lỡ có xảy ra trường hợp phải cắt giảm decoration thì lời khuyên của mình là hạn chế bớt các hạng mục lại thật ít, tập trung vào các hạng mục dễ bị lọt vào khung hình thay vì dàn trải chi phí gây ra trang trí sơ sài và thiếu tính liên kết (do phải thay đổi loại hoa, trang trí quá thưa, cẩu thả) Những góc quá trống trong nhà, các bạn có thể tự mua hoa về cắm, mua các loại cây nhỏ về treo trong vườn và ban công, để tạo không gian sinh động sáng sủa hơn.

4. Luôn theo dõi dự báo thời tiết ạ. Vì mình làm các đám cưới ở biển trong một thời gian dài nên thời tiết luôn là một yếu tố để cân đối lịch trình, kịch bản chương trình, lường trước các tình huống xấu và có phương án xử lý kịp thời. Khi nói đến thời tiết thì mưa chưa chắc đã là kẻ thù lớn nhất, mà nhiều khi nắng quá phải chuẩn bị khăn và dặn cô dâu mang đồ make-up theo kẻo đồ mồ hôi sẽ trôi phấn, nếu độ ẩm lớn quá thì phải dặn cô dâu dùng cooling powder và lăn nách (cực kì QUAN TRỌNG ạ), nếu gió quá thì cũng phải có phương án dining trong nhà kẻo ăn toàn cát là cát, trước khi ăn tối ngoài trời phải kiếm tra xem các cây lớn xung quanh có khả năng bị gãy rụng gì không.... Cái này thì bạn nào đi venue inspection có trách nhiệm để ý nha.

5. Một túi đựng đồ khẩn cấp. Đương nhiên để dùng trong các trường hợp khẩn cấp.

Đọc thêm ở đây: http://blog.hatmem.com/2014/09/trong-tui-en-co-gi.html

6. Việc có danh sách tất cả những hạng mục cần in ấn cụ thể và chi tiết sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian hơn là tiền, tuy nhiên không vì thế mà nó không quan trọng. Designer của bạn sẽ biết được bạn cần làm những hạng mục gì để sáng tạo một  thiết kế phù hợp cho những hạng mục đó, vừa nhất quán lại ít phải sửa đổi về sau. Có số lượng cụ thể cũng khiến bạn tránh được việc in sai nhu cầu, hoặc đi in nhỏ lẻ nhiều lần.






Nhận xét

Bài đăng phổ biến