Wedding planner làm công việc gì?



Sau gần 2 tháng làm việc ở đây, trả lời gần trăm email và tham gia on-site khoảng 7 cái đám cưới, thì mình dễ dàng nhận ra lí do vì sao các cô dâu nước ngoài ít áp lực hơn dù họ tổ chức đám cưới từ xa. Lý do thứ nhất, đương nhiên là do tập quán. Ở Việt Nam, cưới (tất nhiên) là cho mình nhưng đám cưới là cho bố mẹ. Vì vậy cô dâu chú rể vừa phải hòa hợp dấu ấn cá nhân với cá tính của các bậc phụ huynh, vừa phải cân đối tài chính cho lượng khách mà người được mời sợ, người đi mời cũng sợ phải gặp nhau


Lí do thứ hai : họ sẵn sàng trả tiền cho wedding planner để thay họ quản lý mọi việc. Các bạn sẽ đặt câu hỏi là ở Việt Nam, một đám cưới trọn gói do nhà cung cấp địa điểm (khách sạn/resort/nhà hàng) trang trí từ đầu đến cuối, lo luôn cả tiệc welcome, thậm chí cả tiệc độc thân bucks and hens giống trong fim Hangover và reception/ăn tối/ăn trưa/buffet, còn make-up và chụp ảnh do nhà cung cấp dịch vụ hình ảnh (stuido/photographer/videographer) lo, ... thế thì có cần wedding planner lắm không? 

Câu trả lời của mình vẫn là CÓ!!! 

WP là người 
  • Thay các bạn liên hệ và khẳng định chất lượng các bên cung cấp dịch vụ, vì thế giải phóng bạn khỏi một mớ câu hỏi : ai, cái gì, bao nhiêu, ngày nào, ở đâu, có đẹp không, có ngon không, đã tốt hay chưa thay vì đi thử, đi hóng ti tỉ reviews từ các forum hoặc bạn bè. Chưa kể, trong một chuỗi các nhà cung cấp dịch vụ thân thiết, các WP sẽ có giá tốt và các điều khoản tốt hơn thay vì cô dâu tự deal.
  • Lên lịch hẹn với các bên đối tác để bạn thử dịch vụ, pick-up đồ và túm các đầu mối dịch vụ lại, cho bạn nhiều thời gian làm những công việc cá nhân khác.
  • Vào ngày cưới, thay vì cắt cử người nhà hoặc nhân viên của khách sạn - những người mà chức năng và chuyên môn của họ không hề liên quan đến cưới - chạy đôn chạy đáo để khớp chương trình và kiếm tra các dịch vụ như DJ, make-up, reception, chụp ảnh, WP sẽ ở đó chịu trách nhiệm về mọi thứ, mọi thành viên trong gia đình chỉ việc xinh đẹp có mặt để tận hưởng ngày vui của họ mà thôi. 
  • Vì WP không cung cấp dịch vụ nào trong đám cưới, họ có thể đứng từ xa quan sát và xử lý mọi vấn đề phát sinh, từ phía nhà cung cấp dịch vụ hay từ phía gia đình của cô dâu chú rể kịp thời và chu đáo.


Nói ra chuyện này một phần để các bạn dễ hình dung kẻo lại so sánh Tây với Ta, một phần vì bức xúc đã lâu mà không có dịp kể. Hồi lâu lâu rồi, trước khi có ý định theo nghề này một cách nghiêm túc, mình được mời ăn cưới mà có việc nên đến hơi muộn, lúc đó mọi người đã vào khán phòng xem hành lễ/ceremony. Bên khách sạn, đương nhiên không thích các dịch vụ từ bên ngoài, nên đã rút vào phía trong phòng cưới mặc kệ sảnh đón tiếp cho phía wedding planner. Lúc đi qua bàn reception, chắc cũng là thời điểm hết hợp đồng với cô dâu chú rể nên các bạn í dỡ một đống thùng các-tông để cất đồ trang trí ra chắn cả lối đi. Nhân viên không mặc đồng phục mải bê đồ ủi cả mông vào người khách mà không buồn quay lại xin lỗi. Mình loay hoay tìm được cửa ngách để vào thì cũng là lúc mọi người ăn uống rào rào rồi, lại hoay hoay tìm bàn trống để ngồi. Mấy bác khách thở dài gẩy gót đĩa thức ăn rồi mau chóng tìm người gửi phong bì và biến mất. Lúc đó mình đã nghĩ nếu không coi đám cưới của người ta như đám cưới của mình, chỉ chăm chăm làm theo hợp đồng, thì theo cái nghề này làm chi cho nó cực.


Thôi, không nói đích danh là các bạn bên Soulmate đâu kẻo bị cho ăn gạch há há


Lý do thứ ba : họ có timeline và checklist để theo dõi công việc và quản lý tài chính một cách cụ thể. Mục này thì xin hẹn post sau. Hiện nay mình đang hoàn thiện một vài nội dung cho website, trong đó có timeline, check list, budget spreadsheet phù hợp với tập quán cưới xin của Việt Nam, tất cả sẽ free download khi mình chuyển sang nhà mới.












Nhận xét

Bài đăng phổ biến