Đám cưới khủng: Làm "hơn" hay làm "khác"?
Năm 2018, anh Hoàng chị Hương chọn một nghi lễ của người Tây Ban Nha để đưa vào trong lễ cưới. Ngay sau khi trao nhẫn, thay vì cắt bánh cưới, cô dâu chú rể siêu cute của mình đã cùng nhau cất 2 lá thư viết tay vào một hộp rượu rỗng, khoá sâu chôn chặt và hứa là chỉ mở ra khi hai người có trận cãi nhau đầu tiên trong đời sống hôn nhân. Phải nói thêm rằng chị Hương là một người đi du lịch cực nhiều, chứng kiến nhiều nền văn hoá đa dạng, chị ấn tượng nhất với ý tưởng “fight box” này nhất nên chồng chị ủng hộ nhiệt liệt. Không những thế, họ còn thực hiện thành công màn one shot dance cùng với 40 khách mời thân thiết (những người đã kiên trì tập nhảy qua video hướng dẫn online vì ở nhiều thành phố khác nhau)

Câu hỏi là “nhiều hơn" có phải lúc nào cũng tốt hơn không?
Không thể phủ nhận rằng mạng xã hội chính là yếu tố thúc đẩy tiêu dùng ngành cưới hiệu quả, thế nhưng một trong những hệ quả của việc này là đám cưới giờ đây được đánh giá chủ yếu dựa trên mức độ lan toả của chúng trên mạng xã hội, nghĩa là qua hình ảnh. Từ một bữa tiệc, một sự kiện nên mang nhiều yếu tố cảm xúc, không ít đám cưới bị biến thành một màn biểu diễn, một bối cảnh để ghi hình. Từ việc các nhà cung cấp chủ động gợi ý CD CR làm theo kịch bản các đám cưới “kiểu Tây” mà không hề có sự thích thú hay cảm thấy ý nghĩa như là đọc vow, hoặc là first look dù chú rể đã nhìn no mắt cô dâu trong chiếc váy cưới đó rồi. Hay là chụp ‘elopement’ mà rất nhiều trường hợp là chụp pre wedding có setup nhưng muốn trendy và lấy hình ảnh nên gọi là elopement; cũng không ít kịch bản cầu hôn mà trong đó CDCR đều biết vai trò của người kia làm gì. Cho đến việc khách hàng chủ động yêu cầu “Cô ca sĩ kia làm đẹp thì mình làm giống theo là được” Trong năm 2020, mình đã gặp ít nhất 10 khách hàng yêu cầu tổ chức đám cưới của họ giống phong cách đám cưới của celeb hoặc của một bên decor trên mạng xã hội, thậm chí còn cẩn thận ghép hạng mục của đám này vào đám khác để có một moodboard hoàn chỉnh để đi khảo giá. Ngược lại những nhà cung cấp dịch vụ mong muốn được sáng tạo thì lại gặp một số khách hàng chỉ quan tâm ‘số lượng’ mà không quan tâm chất lượng. Trong cuộc điện thoại gần nhất với
Nguyễn Mỹ Dung
đối tác và đồng nghiệp thân thiết của mình đến từ thương hiệu Royal Swans Wedding & Event
, hai đứa cũng chạm đến điều tế nhị này: nhà cung cấp dịch vụ thì cố gắng tư vấn, xây dựng một câu chuyện cho khách với các yếu tố có tính xuyên suốt từ đầu đến cuối cũng không thuyết phục bằng người khác ghép một mớ hỗn độn nhưng “hoành” “nhanh” và “nhiều” nên thôi bỏ cuộc. Việc các cô dâu dễ dàng tìm kiếm, lưu trữ, liên hệ, so sánh; các nhà cung cấp dịch vụ dễ dàng: tìm kiếm, lấy cảm hứng, sao chép, biến tấu… vô hình trung tước đi sự sáng tạo từ cả hai phía. Và tính nguyên bản của chính đám cưới đó. Mình không nói là đám cưới đẹp là đám cưới vô hồn, nhưng có rất nhiều đám cưới vô hồn nhưng đẹp và dễ dàng nổi tiếng nhờ mạng xã hội khiến mình nhớ lại trải nghiệm thú vị khi làm việc với một cặp đôi "chất" Mọi thứ chúng ta làm bây giờ, sẽ sớm lỗi thời vào năm sau, không có thứ gì là trendy hợp thời mãi mãi dù chúng có thể hút rất nhiều likes ngày hôm nay. Ảnh đẹp, hay câu chuyện đám cưới đẹp cũng giống như đồ ăn ngon, phải mang lại cảm xúc. Cảm xúc xuất phát từ chân thật, từ trái tim sẽ luôn để lại dấu ấn trong lòng khách mời và cả các nhà cung cấp dịch vụ, như cách mà anh Hoàng chị Hương đã làm.
Decor
Full bộ ảnh trên tạp chí cưới Wedding Chicks https://www.weddingchicks.com/blog/how-to-have-the-perfect-beach-wedding-in-vietnam-l-16441-l-43.html
Nhận xét
Đăng nhận xét